bk8 casino

IMP: Bản tin Nhà đầu tư tháng Quý II năm 2023

I.    MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ DỰ BÁO

Trong 6 tháng đầu năm 2023, các khó khăn chung (bất ổn chính trị, cạnh tranh chiến lược, sự lệch pha trong điều hành chính sách tiền tệ ở các nền kinh tế lớn, …) vẫn còn tiếp diễn, dẫn đến tăng trưởng chung chưa đạt như kỳ vọng. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng GDP quý II và 6 tháng đầu năm lần lượt đạt 4,14% và 3,72% – mức gần thấp nhất trong hơn 10 năm trở lại đây. Điều này đã tạo ra áp lực không hề nhỏ cho những quý còn lại của năm 2023. 

Kịch bản 1:

Tăng trưởng cả năm dự kiến đạt 6%
  • Tăng trưởng quý III đạt 6,8%, quý IV đạt 9% (cao hơn lần lượt 0,3 điểm % và 1,9 điểm % so với kịch bản tại Nghị quyết số 01/NQ-CP)
  • Tính chung 6 tháng cuối năm tăng trưởng phải đạt 8,0%.

Kịch bản 2:

Tăng trưởng cả năm dự kiến đạt 6,5%
  • Tăng trưởng quý III đạt 7,4%, quý IV đạt 10,3% (cao hơn lần lượt 0,9 điểm % và 3,2 điểm % so với kịch bản tại Nghị quyết số 01/NQ-CP)
  • >Tính chung 6 tháng cuối năm tăng trưởng phải đạt 8,9%

 (Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư)

Định hướng trong thời gian tới, Chính phủ và các bộ ngành, chính quyền địa phương các cấp sẽ có những giải pháp thúc đẩy tăng trưởng trên cả 3 mũi nhọn: đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu. Trong đó, đáng kể là các chủ trương: giảm mặt bằng lãi suất cho vay, tăng dư nợ tín dụng, chuyển đổi chính sách tiền tệ từ “chặt chẽ” (trước 10/2022), “chắc chắn” (sau 10/2022) sang “nới lỏng, linh hoạt hơn” kể từ tháng 7 này.  Cùng với việc thông qua Quy hoạch điện VIII, ưu tiên sản xuất năng lượng tái tạo, khởi công 4 dự án cao tốc quan trọng phía Nam, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, v.v… sẽ là tiền đề thúc đẩy tăng trưởng trong thời gian tới. 

II.    NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ DỰ BÁO

Trong khi kết quả kinh doanh nhiều ngành giảm tốc, thậm chí thua lỗ trong những tháng đầu năm 2023, doanh nghiệp khối dược phẩm lại cho thấy bức tranh tăng trưởng cao. Trái ngược với tình hình chung, quý II/2023 cũng là thời điểm mà các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành Dược bắt đầu có hiệu lực, đem lại những kết quả vô cùng tích cực. Bộ Y tế đã ban hành các văn bản pháp luật giúp khơi thông tình trạng thiếu thuốc và tạo điều kiện cho kênh ETC phát triển trong dài hạn. Điển hình trong số đó là việc gia hạn số đăng thuốc (Nghi quyết 80/2023/QH15) có hiệu lực từ tháng 1/2023, và Thông tư số 06/2023/TT-BYT quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập, tháo gỡ các khó khăn liên quan đến đấu thầu thuốc, giá thuốc có hiệu lực kể từ ngày 27/04 đã giúp cho kênh ETC tăng trưởng tốt trong 6 tháng đầu năm. Bên cạnh đó, các dịch bệnh như Covid-19 (với sự xuất hiện của biến chủng XBB.1.16), dịch thủy đậu, tay chân miệng, v.v… cũng xuất hiện khiến nhu cầu sử dụng thuốc tại các cơ sở y tế công lập tăng cao. Từ đó, hoạt động đấu thầu thuốc ETC đã trở nên sôi động trong những tháng cuối quý 2, đem lại sự tăng trưởng khả quan cho nhiều doanh nghiệp dược hoạt động trong thị trường nội địa.  Cùng với đó, lượng hàng cung cấp đã có dấu hiệu cải thiện và tương đối đầy đủ tại các bệnh viện, đồng thời, thuốc ngoại đã được nhập về nhiều hơn so với trước đây.

Mặt khác, thị trường OTC vẫn duy trì được đà tăng trưởng trong quý 1 năm 2023, tuy nhiên, từ quý 2 doanh số OTC đã có xu hướng giảm. Trong 6 tháng cuối của năm 2023, kênh OTC dự kiến sẽ đối mặt với nhiều thách thức trong việc duy trì và tăng trưởng do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế. 
 

III.    DIỄN BIẾN CỔ PHIẾU IMP TRONG QUÝ 2 NĂM 2023

Thời điểm 30/06/2023

✧ Mã cổ phiếu                                                IMP ✧ Sàn giao dịch                                              HOSE ✧ Vốn điều lệ (tỷ VND)                                  667,1 ✧ Vốn hoá thị trường (tỷ VND)                   4.067 Trong quý 2/2023, cổ phiếu IMP có 62 phiên giao dịch được thực hiện với tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 570.300 cổ phiếu và không có giao dịch thỏa thuận. So với khối lượng giao dịch 344.100 cổ phiếu trong quý 1 năm 2023 thì giao dịch trong quý 2/2023 tăng 65,7%. Trung bình mỗi ngày trong quý 2/2023 có 9.198 cổ phiếu được giao dịch.  Giá đóng cửa cao nhất trong quý 2/2023 cổ phiếu IMP là 61.000 đồng/cổ phiếu (09/06/2023), trong khi giá thấp nhất là 47.000 đồng/cổ phiếu (03/04/2023). Giá đóng cửa của phiên giao dịch cuối cùng trong quý 2/2023 là 61.000 VNĐ, tăng 13.950 đồng/cổ phiếu so với giá đóng cửa của phiên cuối quý 1 năm 2023.
bk8 casinoLiên kết đăng nhập
Nguồn: //vietstock.vn/

IV.    KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA IMP TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023

STT Chỉ tiêu 6T/2023 %KH 2023 6T/2022 Tăng trưởng
I Kết quả hoạt động (tỷ đồng)        
1 Doanh thu thuần 919,0 52,5% 668,7 37,4%
2 Giá vốn hàng bán 494,9   385,0 28,5%
3 Chi phí bán hàng 163,1   114,9 41,9%
4 Chi phí quản lý 63,5   43,9 44,6%
5 Lợi nhuận hoạt động kinh doanh 197,4   124,8 58,2%
6 Lợi nhuận trước thuế 199,2 56,9% 125,2 59,1%
7 Lợi nhuận sau thuế 157,5   99,2 58,8%
II Tài sản – Nguồn vốn (tỷ đồng)        
1 Tổng tài sản 2.522,7   2.097,2 20,3%
2 Vốn chủ sở hữu 1.942,5   1.770,1 9,7%
3 Vốn điều lệ 667,1   667,1 0,0%
III Khả năng thanh toán (lần)        
1 Khả năng thanh toán ngắn hạn 2,3   2,9 -0,6
2 Khả năng thanh toán nhanh 1,2   1,6 -0,4
IV Khả năng sinh lợi        
1 Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu thuần 21,7%   18,7% 3,0%
2 ROS 17,1%   14,8% 2,3%
3 ROE 15,8%   11,4% 4,4%
4 ROA 12,7%   9,1% 3,6%
5 EPS (cơ bản) (đồng) 4.096   2.643 55,0%
6 BV (đồng) 29.135   26.550 9,7%
7 P/E (lần) 23,1   22,5 0,6
8 P/B (lần) 2,1   2,2 -0,1
Giá thị trường ngày 30/06 (đồng) 61.000   59.500 1.500

1.    KẾT QUẢ KINH DOANH

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, Imexpharm đạt doanh thu thuần 919 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 199,2 tỷ đồng, lần lượt tăng 37,4% và 59,1% so với nửa đầu năm 2022. Với kết quả này, Imexpharm đã thực hiện được 52,5% kế hoạch doanh thu và 56,9% mục tiêu lợi nhuận theo kế hoạch mà ĐHĐCĐ 2023 đã đề ra. Imexpharm chủ yếu bán hàng Công ty tự sản xuất với doanh số của hàng Imexpharm chiếm đến 99% và hàng mua khác chiếm tỷ trọng khoảng 1%. Trong những tháng 5 và 6, kênh OTC đã ghi nhận sự suy giảm do nhu cầu giảm và tác động của khó khăn toàn cầu, cũng như sụt giảm kinh tế tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhờ nỗ lực cung ứng của Imexpharm, đã tận dụng tình hình này để tạo đà tăng trưởng mạnh trong Quý 1, giúp duy trì mức tăng trưởng 8,4% trong 6 tháng đầu năm 2023 và chiếm tỷ trọng 58,1% trong cơ cấu doanh thu hàng Imexpharm. Các hoạt động sales & marketing đã được các chi nhánh bán hàng tập trung triển khai trong 06 tháng đầu năm để đạt được kết quả này. Trong khi đó, kênh ETC trong 6 tháng đầu năm 2023 đã có một sự tăng trưởng ấn tượng gần 118% so với cùng kỳ năm trước, và chiếm tỷ trọng 41,9% doanh thu. Điều này có thể giải thích bởi mức nền thấp của 6T2022, cùng với các biện pháp tháo gỡ từ phía nhà nước, bao gồm gia hạn số đăng ký và giải quyết các vướng mắc trong đấu thầu thuốc và vật tư y tế. Thêm vào đó, nhu cầu gia tăng về các sản phẩm kháng sinh, điều trị ho và hạ sốt đã đóng góp vào doanh số của kênh ETC. Ngoài ra, sự nỗ lực và linh hoạt của Imexpharm trong việc thích ứng với tình hình thị trường cũng đã đóng góp quan trọng vào kết quả tích cực này. Giá vốn hàng bán trong 6T/2023 tăng 28,5% so với cùng kỳ nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần là 37,4%, trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn đang đứt gãy, tình hình địa chính trị căng thẳng và giá cả leo thang do lạm phát. Imexpharm đã cơ cấu lại các mặt hàng kinh doanh, tập trung vào các sản phẩm chiến lược và chủ lực, đồng thời chủ động tăng dự trữ nguyên liệu, thành phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, Công ty tổ chức chặt chẽ hệ thống phân phối và kết nối tốt với khách hàng. Chi phí bán hàng tăng 41,9% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu xuất phát từ việc đầu tư đáng kể vào các hoạt động bán hàng và tiếp thị. Đồng thời, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng 44,6%, chủ yếu do việc tăng lương, và chi cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho các dự án tăng cường công tác quản lý tại Imexpharm.

2.    TỔNG TÀI SẢN – VỐN CHỦ SỞ HỮU

Tính đến ngày 30/06/2023, quy mô tổng tài sản của Imexpharm là 2.522,7 tỷ đồng, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm 2022, chủ yếu đến từ việc tăng hàng tồn kho. Vốn chủ sở hữu của Công ty tăng 9,7% so với thời điểm kết thúc quý 2/2022. Vốn điều lệ của Công ty không thay đổi so với thời điểm kết thúc năm tài chính 2022.

3.    KHẢ NĂNG THANH TOÁN – KHẢ NĂNG SINH LỜI

Tỷ số thanh toán ngắn hạn của Imexpharm giảm 0,6 lần so với cùng kỳ năm 2022 do Công ty tích trữ nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, đặc biệt cho nhà máy IMP4, đã bắt đầu cung ứng cho thị trường từ năm 2023 sau khi được giấy Chứng nhận EU-GMP do Viện Dinh dưỡng và Dược phẩm quốc gia Hungary cấp vào quý 3/2022. Đồng thời, tỷ số thanh toán nhanh cũng giảm 0,4 lần so với cùng kỳ. Nhìn chung, các tỷ số thanh toán vẫn nằm trong mức an toàn và phù hợp với chiến lược quản lý vốn lưu động thận trọng mà Ban điều hành Imexpharm đề ra. ROS tăng 2,3% so với cùng kỳ, nguyên nhân do sự tăng trưởng của doanh thu bên cạnh các biện pháp thực hiện để giảm chi phí sản xuất, quản lý, vận hành. Cùng với đó là công tác tăng hiệu quả hoạt động bằng cách cải thiện quản lý rủi ro, tăng sử dụng tài sản, tối ưu hóa quy trình làm việc và nâng cao chất lượng sản phẩm.

ROE, ROA trong 6T/2023 tăng so với kỳ trước do lợi nhuận sau thuế tăng mạnh so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, EPS tăng 55% so với năm trước do tác động của việc gia tăng đáng kể của biên lợi nhuận cũng như doanh thu.
Giá cổ phiếu IMP đóng cửa tại ngày 30/06/2023 là 61.000 VNĐ, tăng 2,5% so với giá đóng cửa của phiên cuối cùng trong quý 2/2022. Do giá cổ phiếu tăng so với cùng kỳ nên P/E tăng 0,6 lần, P/B giảm nhẹ 0,1 lần.

V.    CÔNG TÁC TRỌNG TÂM QUÝ 2/2023 VÀ KẾ HOẠCH QUÝ 3/2023

1.    Công tác trọng tâm quý 2/2023

Vào ngày 28/04/2023, Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 của Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm đã được tổ chức thành công tại trụ sở chính của công ty. Đại hội cũng đã thông qua nhiều quyết nghị quan trọng, trong đó có việc thay đổi cơ cấu Hội đồng quản trị và mô hình quản trị Công ty mới. Sau đại hội, Imexpharm đã phối hợp với SK rà soát lại tất cả các hoạt động của Công ty, từ đó giúp toàn hệ thống vận hành hiệu quả và tối ưu nhất, đồng thời thúc đẩy các bộ phận đề ra các sáng kiến, cải tiến cho công việc. Cũng trong quý, Imexpharm đã đẩy mạnh các hoạt động ở kênh ETC nhằm gia tăng tỷ trọng của kênh bán hàng này trong cơ cấu tổng doanh thu. Đồng thời, Công ty cũng duy trì các hoạt động tiếp thị, thúc đẩy bán hàng ở kênh OTC để nâng cao doanh số và thị phần.

2.    Kế hoạch quý 3/2023

Trong quý 3/2023 cũng như 6 tháng cuối năm 2023, Imexpharm đặt mục tiêu duy trì tăng trưởng kênh OTC trong khoảng 7%-10%, dù thị trường đang đối diện với những thách thức do tình hình khó khăn của nền kinh tế. Cùng với định hướng phát triển kênh ETC theo quản lý ngành dọc, chuyên sâu hơn để từ đó Công ty có thể tập trung vào cung cấp những giải pháp và sản phẩm tốt nhất cho thị trường, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường sự hài lòng của khách hàng và tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh. Trước tình hình khó khăn của thị trường sắp tới, Imexpharm sẽ tăng cường hệ thống cảnh báo, rà soát và ngăn ngừa rủi ro nợ xấu. Công ty sẽ tiếp tục kiểm soát hiệu quả hàng tồn kho, không để tình trạng tồn kho quá cao ảnh hưởng đến vốn lưu động, nhưng vẫn phải đảm bảo đủ nguồn nguyên liệu cho hoạt động sản xuất, đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, Imexpharm sẽ tận dụng và tối đa hóa các cơ hội khai thác chiều sâu danh mục sản phẩm tại các nhà máy EU-GMP cũng như thị trường ngành dược phẩm, nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhất mục tiêu doanh thu, lợi nhuận mà Đại hội đồng cổ đông năm 2023 giao phó. Cũng trong quý 3, Imexpharm sẽ tiếp tục phối hợp với SK Group trong quá trình tái cơ cấu sơ đồ tổ chức quản lý theo chức năng, nhằm đảm bảo sự vận hành hiệu quả và mang lại lợi ích tối đa cho tất cả các bên liên quan. Đồng thời, Công ty sẽ xin ý kiến của Hội đồng Quản trị về ngày chốt danh sách chi trả cổ tức cho cổ đông, theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông 2023.

Bộ phận Quan hệ Nhà đầu tư (IR)
Đ/c: 63B - 65B Đường số 2, Cư xá Lữ  Gia, P.15, Q.11, Tp.HCM
ĐT: (+84) 28 3866 9856
Mail: ir@ticcheandbea.com
 

mu88 bet asia link vào bk8 new88 đăng nhập vn88 pro nhà cái uy tín 168