bk8 casino

IMP: Bản tin Nhà đầu tư tháng quý I năm 2023

I.    MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ QUÝ 1/2023 VÀ DỰ BÁO

Quý I năm 2023, nền kinh tế Việt Nam ghi nhận tốc độ tăng trưởng GDP thấp trong nhiều năm trở lại đây. Việc tăng trưởng thấp đã được dự báo từ trước nhưng con số 3,32% đã tạo ra nhiều bất ngờ, bởi mục tiêu được đề ra là khoảng 5,6% (theo Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ). Kết quả này đặt ra nhiều thách thức. Bởi vì để đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5% của năm, các quý còn lại cần đạt mức tăng trưởng 7,5% nhưng điều này là không dễ dàng. Về xuất nhập khẩu trong quý I, tốc độ tăng trưởng có sự suy giảm. Trong đó, dấu hiệu sụt giảm xuất khẩu bắt đầu từ tháng 11/2022 khi doanh nghiệp thiếu đặt hàng từ các thị trường trọng tâm. Một điều đáng chú ý là tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý I/2023 có sự tăng trưởng dương 13,9% so với cùng kỳ do hiệu ứng Tết Nguyên đán, hiện đã ngang bằng với thời điểm trước dịch Covid-19. Tuy nhiên, sang đến quý II, dấu hiệu doanh thu bán lẻ có xu hướng chậm lại và giảm đi. Điều này cần được các doanh nghiệp theo dõi, xem xét kỹ.  Nhìn chung, quý I/2023 chứng kiến sự tăng trưởng GDP thấp hơn kỳ vọng nhưng ổn định được lãi suất, kiểm soát tốt lạm phát sẽ là tiền đề để nền kinh tế có sự hồi phục trong quý II tới. Ngoài ra, việc thúc đẩy giải ngân chi tiêu công, nhất là trong lĩnh vực chi tiêu cho cơ sở hạ tầng được cho là sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội trong thời gian tới.

II.    NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM QUÝ 1/2023 VÀ DỰ BÁO

Không nằm ngoài làn sóng biến động chung, ngành Dược Việt Nam cũng gặp phải những ảnh hưởng nhất định. Trong đó, áp lực tỷ giá và chi phí đầu vào tăng, trong khi giá thuốc không tăng, dễ khiến cho doanh nghiệp sản xuất thuốc gặp nhiều rủi ro và giảm hiệu quả hoạt động, nguy cơ đứt gãy nguồn cung ứng, thiếu thuốc cung ứng theo nhu cầu của thị trường, v.v… cũng đang là vấn đề ngành Dược Việt Nam gặp phải trong 3 tháng đầu năm 2023. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu thuốc trong 3 tháng đầu năm 2023:
  • Việc gia hạn số đăng thuốc theo Nghị quyết 80/2023/QH15 chỉ mới có hiệu lực từ tháng 1, việc đặt hàng sản xuất được bắt đầu từ tháng 2 nên cần thêm thời gian để thực hiện các thủ tục nhập hàng và giao hàng.
  • Nhà thầu không dự trữ nhiều hàng do việc đóng/mở thầu được gia hạn nhiều lần, trong khi sản phẩm thuốc thì có hạn sử dụng.
  • Một số cơ sở y tế chậm trễ trong việc thanh toán công nợ nên nhà thầu buộc phải dừng cung ứng thuốc.
  • Có ít số đăng ký cũng gây ra trở ngại khi mời thầu.
Nhằm tháo gỡ khó khăn liên quan tới công tác đấu thầu thuốc, mới đây, ngày 12/03, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 06/2023/TT-BYT, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 15/2019/TT-BYT quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập. Thông tư này có hiệu kể từ ngày 27/04/2023. Động thái này được cho là sẽ tạo ra những biến chuyển tích cực cho hoạt động đấu thầu thuốc ETC trong thời gian tới.  Về vĩ mô, một sự kiện đáng chú ý trong quý 1 là việc Trung Quốc đã “mở cửa” trở lại kể từ 15/3. Trên thực tế, đây là nơi cung cấp khoảng 65% hoạt chất (API) cho việc sản xuất thuốc tại Việt Nam nên việc này được dự báo sẽ giúp duy trì nguồn cung nguyên vật liệu sản xuất thuốc ổn định hơn trong thời gian tới.  Còn trong trung hạn, cuộc đua xây dựng nhà máy EU-GMP vẫn đang được các đơn vị đẩy mạnh, hứa hẹn sẽ tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ trong phân khúc này của ngành. Mặt khác, việc phải tái xét duyệt sau 3 năm cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cục diện phân bổ các dây chuyền EU-GMP trong ngành.

III.    DIỄN BIỄN CỔ PHIẾU IMP QUÝ 1 NĂM 2023

Tổng khối lượng giao dịch cổ phiếu IMP trong quý 1 năm 2023 đạt 344.100 cổ phiếu, giảm 4,3% so với quý 4/2022, và bằng 63,3% khối lượng khớp lệnh của quý 1/2022. Giá đóng cửa cao nhất trong quý 1/2023 cổ phiếu IMP là 60.200 đồng/cổ phiếu (03/01/2023), trong khi giá thấp nhất là 47.050 đồng/cổ phiếu (31/03/2023). Trung bình mỗi ngày trong quý có 6.145 cổ phiếu được giao dịch. 

Giá đóng cửa của phiên giao dịch cuối cùng trong quý 1/2023 là 47.050 VNĐ, giảm 13.150 đồng/cổ phiếu so với giá đóng cửa của phiên cuối quý 4/2022. Tính đến hết quý 1/2023 thì cổ đông SK Investment Vina III vẫn nắm giữ vị trí là Cổ đông có tỷ lệ sở hữu cổ phần cao nhất tại Imexpharm (tổng tỷ lệ sở hữu trực tiếp và gián tiếp là 64,78%).
 

bk8 casinoLiên kết đăng nhập
Nguồn: //vietstock.vn/

IV.    HOẠT ĐỘNG IMEXPHARM TRONG QUÝ 1 NĂM 2023

STT Chỉ tiêu Quý 1/2023 %KH 2023 Quý 1/2022 Tăng trưởng
I Kết quả hoạt động (tỷ đồng)
1 Doanh thu thuần 479,3 27,4% 314,2 52,5%
2 Giá vốn hàng bán  248,4   171,6 44,8%
3 Chi phí bán hàng  92,3   53,4 72,8%
4 Chi phí quản lý 37,9   19,7 92,4%
5 Lợi nhuận hoạt động kinh doanh 98,3   65,9 49,2%
6 Lợi nhuận trước thuế 99,2 28,3% 66,0 50,3%
7 Lợi nhuận sau thuế 77,8   52,6 47,9%
II Tài sản – Nguồn vốn (tỷ đồng)
1 Tổng tài sản 2.366,4   2.164,2 9,3%
2 Vốn chủ sở hữu 1.972,3   1.847,0 6,8%
3 Vốn điều lệ 667,1   667,1 0,0%
III Khả năng thanh toán (lần)
1 Khả năng thanh toán ngắn hạn 3,0   3,3 -0,3
2 Khả năng thanh toán nhanh 1,7   1,8 -0,1
IV Khả năng sinh lợi
1 Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu thuần 20,7%   21,0% -0,3%
2 ROS 16,2%   16,7% -0,5%
3 ROE 13,6%   11,0% 2,6%
4 ROA 11,4%   9,2% 2,2%
5 EPS (cơ bản) (đồng) 3.283   2.682 22,4%
6 BV (đồng) 29.582   27.703 6,8%
7 P/E (lần) 14,3   27,3 -13,0
8 P/B (lần) 1,6   2,6 -1,0
Giá thị trường ngày 31/03 (đồng) 47.050   73.326 -35,8%

1.    KẾT QUẢ KINH DOANH

Kết thúc quý 1/2023, doanh thu thuần của Imexpharm đạt 479,3 tỷ đồng, tăng trưởng 52,5% so với cùng kỳ năm trước và đạt 27,4% kế hoạch đề ra. Kết quả đạt được nhờ vào việc Công ty tiếp tục mở rộng thị trường trong quý 1/2023 và nhờ vào thị trường phục hồi sau đại dịch Covid-19. Kênh OTC của Imexpharm tăng trưởng ở mức 11,1% và chiếm tỷ trọng 62,5% trong cơ cấu doanh thu hàng Imexpharm. Trong khi đó, kênh ETC đã đạt mức tăng trưởng ấn tượng 230,9% và chiếm tỷ trọng 37,5% doanh thu. Imexpharm chủ yếu bán hàng Công ty tự sản xuất với doanh số của hàng Imexpharm chiếm đến 99,2% và hàng mua khác chiếm tỷ trọng khoảng 0,8%. Cùng với đó, lợi nhuận trước thuế của Imexpharm lũy kế quý 1 năm 2023 ghi nhận 99,2 tỷ đồng, tăng trưởng 50,3% so với quý 1 năm 2021 và đạt 28,3% kế hoạch năm. Giá vốn hàng bán trong quý 1/2023 tăng 44,8% so với cùng kỳ nhưng vẫn thấp hơn tốc độ trăng trưởng doanh thu thuần là 52,5%, trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn đang đứt gãy, tình hình địa chính trị căng thẳng và giá cả leo thang do lạm phát. Bên cạnh đó, Công ty cơ cấu lại danh mục sản phẩm bán ra, tập trung vào các sản phẩm chủ lực có giá trị và lợi nhuận biên cao, nên lợi nhuận gộp tăng 88.266,2 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 61,9% so với quý 1/2022. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều ghi nhận mức tăng, lần lượt là 72,8% và 92,4% lên 92,3 tỷ đồng và 37,9 tỷ đồng do các hoạt động hội nghị, chi phí duy trì và phát triển thị trường cũng tăng cường hơn so với năm 2022. Bên cạnh đó là sự góp phần của lương cơ bản tăng, cùng với giá nhiên liệu và giá cả các hàng hóa, dịch vụ mua ngoài khác cũng gia tăng.

2.    TỔNG TÀI SẢN – VỐN CHỦ SỞ HỮU

Tính đến ngày 31/03/2023, quy mô tổng tài sản của Imexpharm là 2.366,4 tỷ đồng, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2022, chủ yếu đến từ việc tăng hàng tồn kho. Vốn chủ sở hữu của Công ty tăng 6,8% so với thời điểm kết thúc quý 1/2022. Vốn điều lệ của Công ty không thay đổi so với thời điểm kết thúc năm tài chính 2022.

3.    KHẢ NĂNG THANH TOÁN – KHẢ NĂNG SINH LỜI

Tỷ số thanh toán ngắn hạn của Imexpharm giảm 0,3 lần so với cùng kỳ năm 2022. Đồng thời, tỷ số thanh toán nhanh cũng giảm 0,1 lần so với cùng kỳ. Nhìn chung, các tỷ số thanh toán vẫn nằm trong mức an toàn và phù hợp với chiến lược quản lý vốn lưu động thận trọng mà Ban điều hành Imexpharm đề ra. ROS giảm nhẹ 0,5% so với cùng kỳ, nguyên nhân do chi phí quản lý và bán hàng tăng cao khi các hoạt động nhập nguyên, vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Cùng với đó là các chương trình, hoạt động quảng bá thương hiệu và thúc đẩy bán hàng được tăng cường trong những tháng đầu năm 2023. ROE, ROA trong quý 1 năm 2023 tăng so với kỳ trước do lợi nhuận sau thuế tăng mạnh so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, EPS năm 2022 cũng tăng 22,4% so với năm trước do tác động của việc tăng lợi nhuận. Mặc dù Công ty vẫn hoạt động hiệu quả, nhưng giá cổ phiếu IMP đóng cửa tại ngày 31/03/2023 chỉ đạt 47.050 VNĐ, giảm 35,8% so với giá đóng cửa của phiên cuối cùng trong quý 1/2022. Do giá cổ phiếu giảm so với cùng kỳ nên P/E giảm 13 lần, P/B giảm 1 lần.

V.    CÔNG TÁC TRỌNG TÂM QUÝ 1/2023 VÀ KẾ HOẠCH QUÝ 2/2023

1.    Công tác trọng tâm quý 1/2023

Trong quý 1/2023, Imexpharm đã đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị và bán hàng. Bên cạnh đó, Công ty cũng triển khai việc lập kế hoạch và nhập nguyên, vật liệu phục vụ sản xuất, kinh doanh để đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Cũng trong quý, Imexpharm đã tiến hành chuẩn bị các thủ tục, phê duyệt và hoàn thiện bộ văn kiện cho Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023.

2.    Kế hoạch quý 2/2023

Ngày 28/4/2023, Imexpharm sẽ tiến hành tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên tại trụ sở chính của Công ty. Tất cả các tài liệu liên quan đến đại hội, đã được Ban văn kiện đăng trên website công ty tại đường link: //www.ticcheandbea.com/nha-dau-tu/bai-viet/imp-thu-moi-va-tai-lieu-dai-hoi-dong-co-dong-2023.     

Trong quý 2/2023, Công ty sẽ tiếp tục kiểm soát hiệu quả hàng tồn kho, không để tình trạng tồn kho quá cao ảnh hưởng đến vốn lưu động nhưng cũng phải đảm bảo đủ nguồn nguyên liệu cho hoạt động sản xuất, đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, Imexpharm sẽ đẩy mạnh các hoạt động ở kênh ETC nhằm gia tăng tỷ trọng của kênh bán hàng này trong cơ cấu tổng doanh thu. Đồng thời, Công ty cũng sẽ duy trì các hoạt động tiếp thị, thúc đẩy bán hàng ở kênh OTC để nâng cao doanh số và thị phần.
mu88 bet asia link vào bk8 new88 đăng nhập vn88 pro nhà cái uy tín 168